Giò lụa (chả lụa) ngày trước là món ăn thường xuất hiện trong dịp lễ tết Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay, giò lụa là sản phẩm được bày bán phổ biến và trở thành món ăn có mặt trong bữa ăn của nhiều gia đình.
Nhưng do có thông tin chả lụa sử dụng hàn the gây hại cho sức khỏe, nên nhiều người đã chọn tự thực hiện món ăn này tại nhà. Vậy cùng Thịt Ngon Quốc Tế tìm hiểu xem công thức làm món giò lụa dai ngon không dùng phụ gia nhé.
Cách chọn thịt heo để làm giò lụa
Phần thịt heo để làm chả lụa thường là nạc mông hoặc thịt thăn heo. Chọn phần thịt có độ đàn hồi tốt, màu sắc thịt đỏ tươi. Thịt heo là thịt heo tơ, vì thế các phần thịt nạc có thớ thịt to, da sần sùi màu vàng, lỗ chân lông to thì không nên chọn, vì đây là thịt heo nái già. Muốn làm giò lụa ngon, nhiều người còn kết hợp thêm mỡ heo để gia tăng độ béo cho chả.
Lưu ý, chọn thịt nạc không có nhiều gân mỡ trắng bên trong, vì điều này khiến thành phẩm giò lụa không được đẹp, kết cấu chả rời rạc. Thay vào đó, hãy chọn một miếng nạc ngon, và mua riêng phần mỡ lợn để thêm vào.
Công thức làm giò lụa chuẩn ngon
Giò Lụa
Dụng cụ
- máy xay thịt
- nồi hấp
- dây buộc
- lá chuối
Nguyên liệu
- 1 kg thịt nạc heo Nên chọn thịt đùi, thịt thăn
- 100 g mỡ
- Gia vị nêm nếm: Muối đường, bột ngọt, đường, nước mắm ngon, tiêu
- Bột tỏi bột hành
- Bột baking soda
Cách nấu
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Phần thịt nạc và mỡ mua về ngâm nước muối, rửa với nước sạch nhiều lần, rồi để ráo nước. Dùng dao mỏng, lóc toàn bộ phần màng gân mỏng có trong thịt, sau đó cắt thịt theo từng miếng nhỏ để tiến hành xay thịt. Mỡ cũng cắt nhỏ để cho vào máy xay cùng.
- Kế đó, chia thịt vào các túi nilon sao cho thịt được làm lạnh nhanh nhất. Thịt sau khi bỏ vào ngăn đó được 60 phút (thịt xuất hiện dăm đá li ti, hơi cứng bên ngoài).
Bước 2: Xay thịt lần đầu
- Cho thịt từ ngăn đá vào xay cùng với mỡ. Xay ở mức lớn nhất khoảng 7-10 phút, tùy dung tích máy thì mở ra để đảo thịt, thịt nếu hết lạnh cần lấy thịt ra và bỏ vào tủ lạnh rồi mới tiếp tục xay.
- Đối với máy xay dung tích nhỏ, hãy chia nhỏ thịt ra làm nhiều lần xay để thịt được nhuyễn hơn.
- Sau khi hỗn hợp đã nhuyễn, múc ra và cho lại vào túi nilon để vào ngăn đá làm lạnh thêm 1 lần nữa, thời gian khoảng 1 giờ.
- Xay thịt lần đầu
- Thịt đủ lạnh sẽ trở nên dẻo lại, có dăm đá li ti. Lúc này hãy lấy thịt ra và bỏ vào máy xay để xay lại một lần nữa. Chia nhỏ nếu muốn thịt được nhuyễn. Vẫn công thức cũ, kiểm tra thịt trong lúc xay, nếu thịt không còn lạnh, phải vớt ra và làm lạnh lại từ đầu.
- Thịt xay lần này hãy đảm bảo thịt đã nhuyễn hơn lần đầu, tiếp tục lấy ra và bỏ vào ngăn đông thêm 1 tiếng nữa. Tổng cộng đã trải qua 2 lần xay thịt và 3 tiếng để nghỉ trong tủ lạnh.
Bước 3: Ướp thịt xay
- Trong khi chờ thịt nghỉ trong ngăn đông, sẽ làm tiếp phần gia vị để ướp thịt.
- Cho lần lượt 2 muỗng canh nước mắm, nửa muỗng canh bột năng, nửa muỗng tiêu (có thể sử dụng tiêu hột hoặc tiêu nghiền vừa), 1 muỗng canh đường, nửa muỗng bột tỏi, nửa muỗng bột hành, nửa muỗng muối và trộn đều tất cả gia vị lên. Đem hỗn hợp này bỏ vào ngăn đông của tủ lạnh như thịt.
Bước 4: Xay thịt lần cuối
- Sau 60 phút, lấy thịt ra chia làm 3 lần xay, mỗi lần cho 1 nửa chén gia vị trước đó vào. Thành phẩm thịt xay phải đạt: dạy mùi thơm, mịn có màu hồng tươi (tương tự giò sống). Ngược lại nếu thành phẩm thịt có màu trắng, tái thì thịt đã chín do bạn không kiểm soát được nhiệt độ trong quá trình xay, làm thịt chín.
Bước 5: Quết giò
- Công đoạn quết giò sẽ làm cho giò không chỉ mịn mà còn giòn dai. Đây chính là bước mà nhiều người thường mất kiên nhẫn và sử dụng các chất phụ gia để thay thế, trong đó có hàn the. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe, vì thế hãy quết giò theo cách dưới đây.
- Quết giò
- Cho thịt đã xay ra một tô thật lớn, dùng muỗng miết thịt vào thành, trộn rồi miết thịt để thịt trở thành một khối thịt chắc dai. Công đoạn này cần thực hiện khoảng 15-20 phút, đừng làm quá lâu có thể làm giò bị chai và khô cứng.
Bước 6: Gói giò và hấp
- Việc gói giò lụa tương tự như gói bánh tét, nhiệm vụ của người gói là làm sao để giò được nằm cố định bên trong phần lá chuối, giò có hình trụ. Ngoài ra, nếu không sử dụng lá chuối, bạn có thể sử dụng các ống nhôm hình trụ chuyên dụng hoặc màng bọc thực phẩm để cho thịt vào và hấp.
- Gói và hấp giò lụa
- Cho giò vào nồi hấp khoảng 1 tiếng, để kiểm tra độ chín của giò bằng cách, dùng tăm châm vào phần giò, nếu tăm khô không dính thì giò lụa đã chín.
- Lưu ý, giò lụa mới hấp xong sẽ chưa dai, do đó hãy đợi cho đến lúc giò thật mềm rồi mới cắt ra để thưởng thức.
Video
Lưu ý
- Thịt bắt buộc phải được làm lạnh trước và trong khi xay, để tránh quá trình xay, máy xay thịt làm nóng thịt, khiến thịt không còn độ dai, cũng như thịt sẽ bị chín tái.
- Để có món giò lụa mùi đặc trưng, bạn phải chọn được một loại nước mắm có độ đạm cao và mùi thơm, từ đó giò thành phẩm mới đậm đà và có mùi thơm.
- Giò lụa nên được gói và hấp bằng lá chuối sẽ tạo nên mùi thơm đặc trưng hơn, đặc biệt phần đầu rìa của giò lại có hương vị rất đặc sắc.
Hy vọng với hướng dẫn làm giò lụa dai ngon không hàn the ở trên của chúng tôi, đã giúp nhiều người có thể tự tin trổ tài làm ngay món giò lụa để đãi những người thân yêu của mình trong thời gian tới.